Lịch sử Gelugor

Gelugor là một trong những khu vực đầu tiên của đảo Penang được người dân sinh sống. Ngư dân đã di chuyển vào khu vực từ Sumatra trong thế kỷ XVIII, trước khi thuyền trưởng Francis Ligh tìm thấy đảo Penang vào năm 1786. Họ định cư quanh cửa sông Gelugor (Tiếng Mã Lai: Sungai Gelugor) và Bukit Gelugor.

Nơi mà Francis Light đặt chân vào năm 1786 chính là George Town hiện tại, bạn đồng hành người Scotland của ông- David Brown đã biến đổi khu rừng xung quanh Gelugor với mục đích nông nghiệp, bao gồm việc trồng cây gia vị và dừa. David Brown mang người lao động từ Ấn Độ đến làm việc ở khu nông nghiệp này. Cuối cùng ông trở thành chủ đất lớn nhất trên đảo Penang vào đầu thế kỷ XIX.

Cho đến cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, Gelugor vẫn là một khu vực nông thôn. Trước khi chiến tranh, quân đội Anh dùng một trong những ngôi nhà của David Brown làm Glugor Barracks, sau này là Minden Barracks(Tên trại quân đội). Trại quân đội bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng trong suốt chiến tranh. Nó cũng được đưa vào sử dụng trong Cuộc du kích của người Mã Lai (1948- 1960) và Cuộc đối đầu Borneo (1962- 1966) trước khi ngừng sử dụng năm 1971 sau sự rút quân của các lực lượng vũ trang Anh từ sự tác động từ Đông Nam Á.

Sự phát triển của các khu dân cư ở Gelugor bắt đầu vào những năm 1960, ban đầu là để phục vụ công chức. Cũng trong những năm 1960, một cuộc thảo luận về việ thành lập trường đại học đầu tiên của Penang đã được tiến hành. Cuối cùng, Đại học Penang (Universiti Pulau Pinang) được thành lập vào năm 1969, trước khi được chuyển đến Minden Barracks năm 1971. Trường đại học này đã được đổi tên thành Đại học Sains Malaysia, hiện là một trong những trường đại học công lập hàng đầu tại Malaysia.

Năm 1985, cầu Penang nối Gelugor với bán đảo Mã Lai đã hoàn thành. Cây cầu nằm ngay giữa George Town và khu công nghiệp tự do Bayan Lepas đã gián tiếp đẩy nhanh đô thị hóa tại Gelugor.